I.Định nghĩa:
Băng huyết sau sanh là trình trạng máu chảy trên 500ml đối với sanh ngã âm đạo hoặc trên 1000ml đối với sanh mổ.Máu mất trong băng huyết sau sanh có thể xảy ra ồ ạt,đột ngột hoặc một cách từ từ,kin đáo.Mức dộ nặng của băng huyết sau sanh không chỉ phụ thuộc vào lượng máu mất,mà còn phụ thuộc vào thể trạng của sản phụ trước khi bị băng huyết
Băng huyết sau hiện nay vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa đứng hàng đầu gây tỷ lệ tử vong mẹ trên thế giới trong đó có Việt nam.
II.Phân loại :
-Băng huyết sớm: xảy ra trong 24 giờ đầu sau sanh
-Băng huyết muộm:Là tình trạng băng huyết xảy ra sau 24 giờ đến 12 tuần sau sanh
III.Nguyên nhân: có 4 nhóm
-Đờ tử cung
-Sót nhau
-Sang chấn đường sinh dục
-Rối loạn đông máu
IV.Chẩn đoán:
1.Lâm sàng:
-Triệu chứng toàn thân:Tình trạng thiếu máu cấp: Mạch nhanh,huyết áp tụt, tay chân lạnh,vã mồ hôi,da xanh xao.
-Triệu chứng tại chỗ:Chảy máu từ đường sinh dục,lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm,máu cục hoặc máu loãng.Máu chảy từ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.
2.Cận lâm sàng:
-Xét nghiệm huyết đồ để đánh giá tình trạng máu mất
-Xét nghiệm chức năng đông máu để đánh giá tình trạng rối loạn đông cầm máu
-Xét nghiệm nhóm máu để truyền máu
V.Điều trị:
-Khi băng huyết xảy ra cần nhanh chóng kết hợp hồi sức cấp cứu nội khoa song song với xử trí sản khoa.
-Hồi sức tích cực: cho sản phụ nằm đầu thấp ,thở Oxy, xoa đáy tử cung qua thành bụng ,đè động mạch chủ bụng để giãm lượng máu đến tử cung.
-Đảm bảo huyết động học bệnh nhân ổn định, theo dõi :Mạch,huyết áp,nhịp thở,tri giác, niêm mạc thường xuyên
-Truyền dịch,truyền máu,truyền tiểu cầu, yếu tố đông máu, thuốc vận mạch khi có chỉ định.
-Xác định nguyên nhân băng huyết và điều trị theo nguyên nhân.
-Cắt tử cung là cấp cứu cuối cùng nhầm cứu tính mạng người mẹ.Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, chưa đủ con, có thể thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên.
VI.Biến chứng:
-Tử vong mẹ: Là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ sau sanh
-Cắt tử cung :Do thất bại trong điều trị bảỏ tồn
-Biến chứng khác: Suy gan,suy thận, rối loạn đông máu và dễ nhiễm trùng hậu sản
VII.Dự phòng:
-Tránh chuyển dạ kéo dài
-Phòng ngừa nhiễm trùng ối
-Sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, thuốc mê, giảm đau trong chuyển dạ
-Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có
-Xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ
VIII.Tại bệnh viện Phụ sản Tiền giang:
-Nguyên tắc chung để phòng ngừa băng huyết sau sanh cũng như các biến chứng thai kỳ là cần phải theo dõi thai kỳ tốt,nhầm sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ và có hướng xử trí kịp thời.Chính vì vậy các thai phụ cần lựa chọn các cơ sở y tế có uy tính như Bệnh viện Phụ sản Tiền giang sẽ được thăm khám đánh giá các nguy cơ cũng như có quy trình chăm sóc thai sản an toàn
-Bệnh viện Phụ sản Tiền giang cũng là một trong những Bệnh viện chuyên khoa của Tỉnh đã cấp cứu thành công những ca băng huyết sau sanh nặng.
Bệnh nhân Nguyễn Thị L… băng huyết sau sanh đang truyền máu, đã qua cơn nguy kịch
Khoa Hậu sản-HP
Tài liệu tham khảo: Sách sản phụ khoa 2016
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...