-
Giới thiệu phòng Hồi sức Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
Nhân viên hồi sức tiếp nhận, theo dõi chăm sóc toàn diện sau mổ
Vị trí phòng mổ nối với phòng hồi sức bằng hành lang kín, bằng phẳng, ánh sáng đủ và dịu, nhiệt độ cùng với nhiệt độ phòng mổ, mục đích giúp hộ sinh chăm sóc người bệnh liên tục ngay sau mổ, gây mê và phẫu thuật viên dễ dàng thăm khám người bệnh liên tục và di chuyển người bệnh an toàn sau khi mổ. Sau mổ, giai đoạn hồi tỉnh người bệnh rất dễ bị kích thích bởi tác động bên ngoài như ánh sáng chói, tiếng động…Vì thế phòng hồi sức bệnh viện được thiết kế yên tĩnh, sạch sẽ, trần và tường được sơn màu dịu nhẹ, ánh sáng lan tỏa, có hệ thống điều hòa nhiệt độ, có đèn sưởi,….Nhiệt độ phòng hồi sức ở 200C – 220C), phòng kín và thông khí tốt vừa giữ nhiệt độ vừa bảo đảm vô khuẩn.
Giường nằm êm, chắc chắn, thoải mái, di chuyển được dễ dàng, có thể đặt tư thế đầu cao, đầu thấp, tư thế Fowler, 2 bên thành giường có thanh chắn bảo vệ, tránh những trường hợp bệnh nhân chưa tự chủ được có thể rơi xuống đất.
Hộ sinh phòng hồi sức luôn được trang bị kiến thức chuyên môn cao và cập nhật chuyên môn kĩ thuật liên tục để chăm sóc người bệnh khoa học, chính xác và an toàn.
Được sự quan tâm chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, phòng hồi sức luôn được trang bị những dụng cụ, thuốc, máy móc hiện đại như: Trang bị dụng cụ cho hô hấp: hệ thống oxy, máy hút, máy thở, bộ cấp cứu hô hấp tuần hoàn, hệ thống monitor theo dõi điện tim, huyết áp, nhiệt độ, bão hòa oxy SpO2…
– Trang bị dụng cụ cho tuần hoàn: bơm tiêm điện, máy làm ấm máu và dịch truyền, máy shock tim…
– Dụng cụ chăm sóc đường thở, chăm sóc vết thương, vệ sinh âm hộ, âm đạo chuyên biệt, …
Sau mổ khi đổi tư thế, vận chuyển bệnh nhân từ bàn mổ sang xe đẩy hay gường bệnh cần phải nhẹ nhàng. Thay đổi tư thế đột ngột có thể gây tụt huyết áp, trụy mạch, choáng. Trong tất cả các trường hợp phẫu thuật tại bệnh viện bệnh nhân được di chuyển từ bàn mổ qua giường bằng tấm trượt chuyên dụng hiện đại rất nhẹ nhàng và rất tiện lợi.
Di chuyển người bệnh từ phòng mổ đến phòng hồi sức: là trách nhiệm thuộc về bác sĩ phụ mổ và điều dưỡng gây mê. Thường gây mê đi phía đầu người bệnh để dễ dàng cung cấp oxy, theo dõi hô hấp… bác sĩ phụ mổ đi phía chân người bệnh nhưng phải luôn quan sát và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Khi di chuyển người bệnh, điều dưỡng gây mê và bác sĩ phụ mổ cần chú ý theo dõi sát hô hấp như ngưng thở, thiếu oxy,…
-
Chăm sóc người bệnh sau mổ tại phòng hồi sức
Nhân viên hồi sức chăm sóc hướng dẫn bệnh nhân sau mổ có thực hiện EENC
Cuộc mổ thành công tùy thuộc một phần lớn vào sự chăm sóc sau mổ. Sau khi mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sự hồi phục nhanh chóng. Giai đoạn ngay sau mổ là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ…gây ra do gây mê/gây tê hoặc do phẫu thuật. Trong giai đoạn này, người bệnh cần được chăm sóc liên tục do chưa ổn định về tuần hoàn, hô hấp, vết mổ, co hồi tử cung, nguy cơ chảy máu cao…
Để phát hiện sớm các biến chứng này cần có những nhân viên được huấn luyện, có kinh nghiệm, cần có các phương tiện để theo dõi bệnh nhân sau mổ. Nhân viên hồi sức luôn nhận định tình trạng người bệnh ngay sau mổ để có hướng lập kế hoạch chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
* Theo dõi sinh hiệu
– Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SpO2,… của bệnh nhân trong 1 giờ đầu để đảm bảo sự ổn định.
+ Hạ huyết áp có thể do mất máu, giảm thể tích dịch do mất dịch qua dẫn lưu, nôn ói, nhịn ăn uống trước mổ, do bệnh lý, bệnh lý về tim, do thuốc,… ảnh hưởng đến tưới máu cho mô và các cơ quan, đặc biệt là tim, não, thận, …
+ Cao huyết áp: do đau sau phẫu thuật, bàng quang căng chướng, kích thích, khó thở, nhiệt độ cao, …
+ Rối loạn nhịp tim: tổn thương cơ tim, hạ kali máu, thiếu oxy, mạch nhanh, nhiễm toan – kiềm, bệnh lý tim mạch, hạ thân nhiệt…
+ Nhiệt độ: Người bệnh sau một quá trình bất động trên bàn mổ, thấm ướt do nước rửa trong lúc mổ, dịch thoát ra trong quá trình phẫu thuật, do tác dụng không mng muốn của thuốc mê/thuốc tê, do nhiệt độ phòng mổ, do truyền dịch, do tác dụng không mông muốn của một số loại thuốc khác trong mổ nên dễ bị lạnh.
– Chăm sóc:
+ Đặt máy đo điện tim liên tục với người bệnh nặng, người có bệnh tim, … + Nâng đỡ nhẹ nhàng tránh tụt huyết áp tư thế.
+ Thực hiện truyền dịch, truyền máu đúng y lệnh số giọt, thời gian.
+ Ghi vào hồ sơ tổng dịch vào ra mỗi giờ/24 giờ.
+ Khi nhiệt độ tăng cao cần thực hiện chăm sóc giảm sốt cho người bệnh, vì khi nhiệt độ cao cũng làm người bệnh thiếu oxy. Người bệnh cần luôn được giữ ấm.
+ Cần chú ý người bệnh ngay sau mổ vì cũng rất hay hạ thân nhiệt vì vậy cần ủ ấm kịp thời, truyền dịch ấm, đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp.
* Theo dõi hô hấp
– Theo dõi tần suất và độ sâu của hơi thở để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của suy hô hấp. Ở giai đoạn này thiếu oxy hay gặp do những thay đổi hô hấp khi gây mê, thở yếu do còn tác dụng của thuốc mê, do đau, do run lạnh làm tăng tiêu thụ oxy… Mục đích chính là duy trì thông khí phổi và phòng ngừa thiếu oxy máu.
– Chăm sóc:
+ Cung cấp đủ oxy, luôn luôn phòng ngừa nguy cơ thiếu oxy cho người bệnh. Làm sạch đường thở, hút đàm nhớt và chất nôn ói,…
+ Tư thế người bệnh cũng ảnh hưởng đến khả năng thông khí. Khi người bệnh mê cho nằm đầu bằng, mặt nghiêng sang một bên hoặc kê gối sau vai . Nếu người bệnh tỉnh, cho người bệnh nằm tư thế Fowler…
* Theo dõi tri giác
– Bệnh nhân tỉnh hay mê. Nếu bệnh nhân chưa tỉnh cần được theo dõi sát và đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp.
– Chăm sóc
+ Đánh giá tri giác người bệnh (bảng điểm Glasgow). Trong giai đoạn hồi tỉnh người bệnh dễ kích thích, vật vã nên hộ sinh cần đảm bảo an toàn cho người bệnh. Thực hiện thuốc an thần khi có chỉ định. Theo dõi vận động, cảm giác của chi 4 giờ đầu đối với người bệnh gây tê tuỷ sống.
+ Khi xoay trở, chăm sóc cần tránh chèn ép chi. Giúp người bệnh tư thế thoải mái, phù hợp. Tạo cho người bệnh cảm giác an tâm, tránh cho người bệnh những lo sợ không đáng có để người bệnh có tinh thần tốt nhất.
* Theo dõi tiết niệu
– Theo dõi lượng, màu sắc nước tiểu sau mổ (trung bình 0,5 -1ml/kg/giờ), đặc biệt một số trường hợp bệnh nặng hoặc chưa có nước tiểu 6- 8 giờ sau mổ,..
– Chăm sóc
+ Theo dõi lượng nước xuất nhập, tổng lượng dịch vào ra/24 giờ, tính chất, màu sắc, số lượng nước tiểu. Chú ý nếu số lượng nước tiểu giảm hơn 30ml/giờ nhân viên hồi sức cần báo bác sĩ.
+ Thực hiện bù nước và điện giải theo y lệnh.
* Các can thiệp điều dưỡng khác:
– Thực hiện y lệnh thuốc: các loại thuốc giảm đau, chống nôn, kháng sinh.
– Dự phòng và điều trị đau sau mổ là một vấn đề lớn trong chăm sóc sau mổ, Cần nhớ rằng thuốc giảm đau nên được cho theo giờ không đợi đến lúc xuất hiện cảm giác đau mới tiêm.
* Dinh dưỡng và tiểu đường
– Cung cấp dịch truyền cho bệnh nhân sau mổ để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phục hồi.
– Điều chỉnh liều insulin và đường máu để kiểm soát được tiểu đường sau mổ.
* Điều trị các vấn đề khác
– Kiểm tra vết mổ và đảm bảo vệ sinh cho vết mổ.
– Vệ sinh âm hộ âm đạo cho bệnh nhân.
3. Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng cần thực hiện khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ:
- Vệ sinh tay đúng cách: trước khi tiếp xúc với bệnh nhân sau mổ, người chăm sóc cần rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn.
- Kiểm soát môi trường: phòng bệnh cần được vệ sinh thường xuyên và giữ gìn vệ sinh cá nhân của bệnh nhân. Các dụng cụ y tế cần được xử lý vệ sinh đúng cách.
- Theo dõi vết mổ: người chăm sóc cần kiểm tra vết mổ hàng ngày để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm.
- Chăm sóc vết mổ: người chăm sóc cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc vết mổ đúng cách để giúp làm sạch và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Sử dụng kháng sinh đúng cách: nếu bệnh nhân được kê đơn kháng sinh, người chăm sóc cần đảm bảo bệnh nhân sử dụng đúng liều lượng và thời gian.
- Theo dõi sức khỏe bệnh nhân: người chăm sóc cần theo dõi các biểu hiện của bệnh nhân sau mổ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe phát sinh.
- Điều trị các biến chứng: nếu bệnh nhân gặp phải các biến chứng sau mổ, người chăm sóc cần thực hiện điều trị đúng cách để giúp bệnh nhân khỏi bệnh nhanh chóng và giảm nguy cơ nhiễm trùng
==> Lưu ý rằng các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng cần được thực hiện đồng thời để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Nếu bệnh nhân có bất kỳ biến chứng nào hoặc các triệu chứng không ổn định, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
-
Những biểu hiện cảnh báo khi chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ cần lưu ý
Khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ 24h đầu, cần lưu ý các biểu hiện cảnh báo sau đây:
1. Sốt, nhiệt độ trên 38 độ C.
2. Đau hoặc rát tại vị trí phẫu thuật.
3. Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hoặc tiêu chảy nặng.
4. Nhức đầu hoặc chóng mặt.
5. Thở khò khè, khó thở hoặc khó nuốt.
6. Sự phát ban hoặc ngứa ở vùng da xung quanh khu vực phẫu thuật.
7. Tiểu ra nhiều hoặc ít (đi tiểu ít hơn 2 lần trong ngày).
8. Rối loạn giấc ngủ hoặc khó ngủ.
Nếu bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện nào trên, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cần theo dõi và đảm bảo bệnh nhân có thức ăn, nước uống và thuốc đúng giờ và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Với mong muốn cung cấp nhiều thông tin cơ bản cần thiết, hữu ích cho người bệnh, thân nhân người bệnh, có những khái niệm về tầm quan trọng trong việc theo dõi chăm sóc, người bệnh sau mổ lấy thai, đặc biệt là tầm quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh tại phòng hồi sức. Qua đó góp phần đem lại niềm vui trọn vẹn và tri ân các sản phụ đã lựa chọn và tin tưởng đồng hành cùng Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang. Kính chúc mọi sản phụ luôn được “ MẸ TRÒN CON VUÔNG”!
Nguồn tin: Tình hình thực tế tại Khoa gây mê hồi sức sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
TRẦN THỊ THỦY TIÊN – KHOA GMHS – SS
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...