Chăm sóc vết mổ sau sinh
– Đây là phần quan trọng trong quá trình hồi phục của sản phụ sau sinh mổ. Việc chăm sóc vết mổ tốt sẽ giúp nhanh lành vết thương, giảm đau và quan trọng là phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng.
– Ngày đầu tiên sau mổ: Vết mổ còn dán băng, sản phụ sẽ được bác sĩ sản và hộ sinh thăm khám và hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ, vệ sinh, vận động sớm, dinh dưỡng và khi có dấu hiệu bất thường như đau nhiều, chảy máu vết mổ cần báo nhân viên y tế ngay.
Vết mổ của bệnh nhân tại Khoa Hậu sản – Hậu phẫu ngày thứ 1 sau mổ
– Ngày thứ 3 sau mổ: Vết mổ được tháo băng, các sản phụ được các điều dưỡng/ hộ sinh rửa vết mổ, hướng dẫn vệ sinh cơ thể hàng ngày kể cả với vết mổ.
Vết mổ của bệnh nhân tại Khoa Hậu sản – Hậu phẫu ngày thứ 3 sau mổ
Thời gian cắt chỉ
– Với vết mổ ngang thời gian cắt chỉ là 7 ngày.
– Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm 3 ngày so với vết mổ ngang.
– Vết mổ được khâu bằng chỉ tan hoặc dán keo thì không cần cắt chỉ.
– Nếu vết mổ lành và các sản phụ khỏe sẽ được xuất viện vào ngày thứ 7, về nhà tiếp tục thời gian hậu phẫu đủ 4- 6 tuần thì cơ thể mẹ sẽ trở lại gần như bình thường trước sinh.
⇒ Nguyên tắc chính để vết mổ lành tốt là cần đảm bảo vết mổ luôn được để khô và thoáng
Hình ảnh vết mổ lành tốt sau cắt chỉ
Nhiễm trùng vết mổ
Khi vết mổ bị nhiễm trùng, vùng da quanh vết mổ sẽ tấy đỏ, có thể có hiện tượng chảy dịch, chảy mủ, sưng, nóng hoặc chỉ có biểu hiện đau nhiều kèm theo sốt. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: vết mổ chảy máu, nề tím, hở da khi đó sản phụ cần tái khám ngay để được bác sĩ theo dõi và xử trí.
Phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ
– Sản phụ cần thực hiện chăm sóc vết mổ tại nhà an toàn như sau để tránh nhiễm trùng vết mổ: Tắm bằng nước ấm và tránh tắm quá lâu, có thể tắm bằng sữa tắm và phải làm sạch hoàn toàn sữa tắm trên da, không nên ngâm cơ thể trong bồn tắm lâu.
– Luôn giữ và chăm sóc vết mổ sau sanh khô sạch. Ngoài ra, nên chú ý sử dụng khăn bông mềm (dùng cho trẻ em) để lau người, đặc biệt là khu vực vừa mổ. Lau từ phía trước ra đằng sau, lau từ ngay tại vị trí vết mổ ra xung quanh bên ngoài vết mổ để tránh nhiễm trùng.
– Để vết mổ lành hoàn toàn có thể cần đến 4 – 6 tuần sau sinh. Vết mổ sẽ chuyển từ màu hồng đỏ sang màu nâu nhạt hoặc nâu sậm. Nó có thể mờ đi nhưng sẽ không hoàn toàn biến mất. Ở một số phụ nữ (cơ địa sẹo lồi) thậm chí sẽ để lại vết sẹo lồi sau mổ. Tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc kháng sinh, đắp thuốc lá, đắp muối nóng… lên vết mổ.
– Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, sử dụng vải cotton. Thường xuyên theo dõi vùng da xung quanh vết mổ để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm khuẩn nếu có.
– Một yếu tố quan trọng không kém đó là tăng cường cung cấp máu để đẩy nhanh tốc độ lành thương. Điều này có nghĩa là sản phụ sau mổ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có lượng máu, dưỡng chất tốt phục vụ quá trình lành vết thương.
KHI CÓ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở VẾT MỔ, SẢN PHỤ CẦN ĐẾN NGAY CƠ SỞ Y TẾ ĐỂ ĐƯỢC KHÁM VÀ CHĂM SÓC.
Khoa Hậu sản – Hậu phẫu Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...