Viêm gan B (HBV) là một bệnh nhiễm trùng do virus tấn công gan gây ra viêm gan cấp và mạn tính, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Ước tính trên thế giới có khoảng 240 triệu người đang bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính, hơn 686.000 người chết mỗi năm do biến chứng của bệnh. Đặc biệt, nếu bà bầu bị viêm gan B sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Triệu chứng viêm gan B ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai vô cùng nhạy cảm, ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ tập trung để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, do đó việc tăng khả năng đề kháng của mẹ lúc này là rất kém, rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Đồng thời, nếu phụ nữ mang thai mắc viêm gan B giai đoạn đầu, bệnh thường không rõ ràng, các triệu chứng khá mơ hồ khiến việc phát hiện khó khăn, một số triệu chứng thường gặp là:
- Có thể bị sốt nhẹ, cơ thể luôn mệt mỏi, đau nhức như bị cảm cúm, ăn không ngon và buồn nôn,…
- Xuất hiện hiện tượng vàng mắt, vàng da thậm chí phân và nước tiểu có màu sẫm,…
Trong suốt thai kỳ, ngoài các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định giúp kiểm tra chức năng đường máu, mỡ máu, thăm khám & siêu âm thai nhi thông thường, tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang mẹ bầu sẽ được bác sĩ theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và tiến hành xét nghiệm các bệnh lý về gan để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi.
Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1.1. Bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ
Trường hợp mẹ bầu mang thai cũng nằm trong con đường lây truyền của virus viêm gan B nên thai nhi có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ người mẹ. Khoảng 90% phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền virus sang con.
Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm còn tùy vào từng trường hợp:
. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỷ lệ lây truyền sẽ phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh:
. Nếu mẹ bị nhiễm virus trong giai đoạn 3 tháng đầu thì tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%.
. Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì nguy cơ thai nhi bị bệnh là 10%.
. Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng cuối thì khả năng đứa bé sinh ra bị viêm gan B lên tới 60 – 70%.
. Nếu người mẹ bị viêm gan B mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao lên đến khoảng 90%. Trong số này sẽ có khoảng 50% trẻ bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành;
. Khi mẹ bầu bị viêm gan B từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
. Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ (virus HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.
1.2. Ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi
Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không truyền qua được nhau thai. Chỉ khi người mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị bệnh này chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
Nhiễm virus viêm gan B có thể rất nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ cao (lên đến 90%) trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền virus cho người khác. Khi trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Bên cạnh đó, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kỳ có liên quan đến tỉ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỷ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc sinh hoặc gần lúc sinh, với tỉ lệ được báo cáo lên tới 60%.
Bà mẹ mang thai khi đang điều trị kháng virus cần thông báo ngay cho bác sĩ để thảo luận về nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục điều trị. Tiếp tục điều trị có thể có nguy cơ cho thai nhi, trong khi ngừng điều trị có thể gây ra nguy cơ viêm gan bùng phát cho bà mẹ. Có thể xem xét ngừng điều trị cho người phụ nữ không có xơ gan.
2. Ảnh hưởng của viêm gan B đến bà bầu
Bà mẹ mang thai có thể nhiễm siêu vi B trước hoặc trong khi mang thai, nhưng phần lớn là nhiễm từ trước khi mang thai.
Siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như bào thai, thai vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ dị dạng. Quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi, nếu trẻ không được bảo vệ ngay sau khi sinh thì 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ bị viêm gan cấp ngay sau sinh là 5-7% mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Với những bà mẹ mang thai mắc viêm gan B nếu được phát hiện sớm sẽ được cảnh báo thận trọng khi có thai và hẹn khám định kỳ chức năng gan, xử lý sớm sẽ tốt hơn.
Mẹ cần làm gì để giảm nguy cơ lây viêm gan B cho trẻ?
Điều trị trước khi mang thai
– Chủ động thăm khám và điều trị viêm gan B trước khi mang thai là phương án tốt nhất cho các chị em phụ nữ phát hiện bệnh nhằm kịp thời xử trí để có kế hoạch mang thai và sinh con khỏe mạnh. Mục tiêu tiến hành điều trị bệnh viêm gan B trước khi mang thai là ngăn ngừa sự phát triển và nhân lên của virus HBV trong cơ thể mẹ từ đó tránh lây nhiễm sang em bé.
– Khi bác sĩ điều trị xác định nồng độ virus HBV đã ở mức an toàn để mang thai mẹ có thể tạm dừng điều trị một thời gian và cần ít nhất 6 tháng sau khi ngưng dùng thuốc kháng virus để có thể lên kế hoạch mang thai. Viêm gan B vẫn có thể điều trị khỏi bệnh nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, do đó trong quá trình mang thai, mẹ bầu vẫn cần đến bệnh viện tái khám và làm các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ virus theo lịch hẹn của bác sĩ, từ đó xác định thời điểm thích hợp để tiến hành liệu trình điều trị tiếp theo.
Tiêm vắc xin trong thai kỳ
Đối với mẹ bầu mắc viêm gan B vào tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ có thể được bác sĩ chỉ định tiêm globulin miễn dịch khoảng 3 lần vào mỗi tháng. Các mũi tiêm này có mục đích giảm nồng độ virus và hạn chế sự lây nhiễm virus từ mẹ sang bé trong tử cung khi quá trình chuyển dạ bắt đầu.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin thì mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hoạt động và nghỉ ngơi thật hợp lý để có nền tảng sức khỏe thật tốt để vượt cạn một cách an toàn.
Tiêm vắc xin cho trẻ
Tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang mẹ bị mắc viêm gan B trẻ sinh ra được tiêm vắc xin viêm gan B cùng huyết thanh kháng viêm gan B (còn gọi là HBIg) là biện pháp bắt buộc mà các bác sĩ phải thực hiện với trẻ ngay sau 24 giờ sau sinh nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vắc xin viêm gan B có thể bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm viêm gan B từ mẹ lên đến 95%.
KHOA XÉT NGHIỆM
Tài liệu tham khảo
- Sirilert, S., & Tongsong, T. (2021). Hepatitis B virus infection in pregnancy: immunological response, natural course and pregnancy outcomes. PubMed Central (PMC). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8267880/
- Navabakhsh, B. (2011, September 1). Hepatitis B Virus Infection during Pregnancy: Transmission and Prevention. PubMed Central (PMC). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4154922/
- Vinmec
Tin cùng chủ đề
BVPS TG – PHÓNG SỰ: PHƯƠNG PHÁP KANGAROO NHIỀU LỢI ÍCH VỚI TRẺ SINH NON, NHẸ CÂN
Mở File PDF...
Việc thu hút bác sĩ các chuyên khoa khác phụ sản
Xem chi tiết tại đây: 75.thuhutbacsichuyenkhoakhac_signed Mở File PDF...
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁ THAI VÀ NGUY CƠ
Phá thai là phương pháp để chấm dứt thai kỳ ngoài ý muốn, tùy theo...
Bệnh viện phụ sản tiền giang: Lợi ích của việc khám trẻ sau sinh trong tháng đầu đời
Việc khám sơ sinh là một bước quan trọng và cần thiết để đảm bảo...
V/v hoàn trả tiền ký quỹ, bảo đảm thực hiện hợp đồng
Xem chi tiết tại đây: 76.chitratienkyquy,baodamthuchienhopdong_signed Mở File PDF...
Yêu cầu báo giá Vật tư đi kèm xét nghiệm
Xem chi tiết tại đây: 01.yeucaubaogiavattuxetnghiem._signed Mở File PDF...