Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt

1. Khái niệm:

Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc bút chì, là một loại dạng thuốc phân liều được sử dụng trong y học. Chúng thường có dạng rắn ở nhiệt độ thường và được thiết kế để chảy hoặc hoà tan trong niêm mạch tự nhiên của cơ thể khi được đặt vào hốc tự nhiên như hậu môn hoặc âm đạo. Thuốc đặt có thể có tác dụng điều trị tại chỗ hoặc tác dụng toàn thân, tùy thuốc và mục đích sử dụng cụ thể.

Một số chế phẩm có dạng bào chế thuốc đặt

2. Phân loại

Dạng thuốc Vị trí tác dụng Đặc điểm Tác dụng
Thuốc đạn (Suppositoria Rectalis) Đặt trực tràng Có hình dạng giống lõi của bút chì, một đầu nhọn, có đường kính từ 1-4mm, chiều dài từ 6-20cm, khối lượng từ 0,5-4g. Dùng để điều trị toàn thân như thuốc hạ sốt, giảm đau, an thần gây ngủ, chữa hen phế quản, thấp khớp, sốt rét..
 Thuốc trứng (Suppositoria Vaginalis) Đặt âm đạo Thường có hình trụ, hình nón hay hình thủy lôi, có đường kính từ 10- 15mm, chiều dài 30-40mm, khối lượng từ 1-3g trung bình là 2g, loại dùng cho trẻ em là 1g. Có tác dụng tại chỗ như: sát trùng, giảm đau, cầm máu, làm dịu, làm săn se, chống nấm…
Thuốc bút chì (Styli medicamentosi) Đặt niệu đạo hoặc các hốc nhỏ hơn hoặc các lỗ rò Thường có dạng hình cầu (globula), hình trứng (ovula) và hình lưỡi (pessaria), có khối lượng từ 3-10g, trung bình 5g. Có tác dụng tại chỗ như: sát trùng, giảm đau, cầm máu, làm dịu, làm săn se, chống nấm…

 3. Ưu nhược điểm của thuốc đặt

3.1 Ưu điểm

  • Tránh chuyển hóa lần đầu qua gan do dược chất được hấp thu trực tiếp vào hệ tuần hoàn. Vì vậy, Sinh khả dụngcủa thuốc đặt tương đối cao.
  • Giảm được các tác dụng phụ của đường uống như buồn nôn, nôn do kích ứng dạ dày
  • Có lợi cho bệnh nhân bị nôn mửa nặng, hoặc bệnh nhân bị hôn mê.
  • Đến nơi tác dụng với liều thấp hơn làm giảm độc tính toàn thân
  • Tăng hiệu quả điều trị trong bệnh trĩhoặc nhiễm trùng âm đạo
  • Đạt được tác dụng thuốc kéo dài

3.2 Nhược điểm

  • Hấp thu chậm và sinh khả dụng biến thiên khó dự đoán do tốc độ hấp thu từ niêm mạc trực tràng có thể biến thiên. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng, bao gồm nhiệt độ cơ thể, độ ẩm, pH và tình trạng niêm mạc.
  • Rò rỉ và đẩy thuốc ra ngoài do đặt sai vị trí.
  • Kích ứng niêm mạc, dẫn đến cảm giác đau hoặc khó chịu.
  • Cảm giác khó chịu khi đặt: Đặt thuốc đặt có thể gây cảm giác khó chịu hoặc lo lắng cho người dùng. Tuy nhiên, điều này thường là tạm thời và có thể giảm đi sau khi thuốc đã được đặt và hấp thu.

4. Cách đặt thuốc đúng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất

5. Bảo quản thuốc

Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô, mát, và nhiệt độ thường, thường là dưới 30°C. Nhiệt độ cao có thể gây hỏng hoặc giảm hiệu quả của thuốc.

Hạn sử dụng của thuốc cũng cần được tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn.

Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc nhiệt độ cực đoan (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp) để bảo vệ tính ổn định của thuốc.

Lưu ý: Các hướng dẫn cụ thể có thể khác nhau tùy thuốc và quy định của từng quốc gia. Việc tuân thủ các hướng dẫn đóng gói và bảo quản là quan trọng để đảm bảo rằng thuốc sẽ hoạt động đúng cách và an toàn cho người sử dụng.

KHOA DƯỢC – BV PSTG

Tài liệu tham khảo:

1.     Bộ môn Bào chế – Trường Đại học Dược Hà Nội (Năm 2004).

2.     Giáo trình Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc.

3.     Trường Đại học Dược Hà Nội.

Để lại một bình luận

Gọi Ngay
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon