Xét nghiệm GBS (Group B Streptococcus) là một xét nghiệm nhằm phát hiện vi khuẩn nhóm B Streptococcus trong hệ thống hô hấp trên cơ thể của một người. Đây là một xét nghiệm quan trọng được thực hiện trước khi phụ nữ mang thai và trong giai đoạn cuối của thai kỳ để phòng ngừa lây nhiễm GBS cho trẻ sơ sinh.
Tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang các sản phụ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm GBS. Xét nghiệm này là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện trong khoảng từ 36 tuần đến 38 tuần của thai kỳ. Mẫu xét nghiệm được lấy từ âm đạo và trực tràng của phụ nữ mang thai. Sau đó mẫu xét nghiệm được đưa đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy để tìm ra sự có mặt của GBS. Kết quả thường có sau 1 đến 2 ngày.
Phương pháp xét nghiệm bằng tăm bông ( phương pháp thường hay sử dụng).
- Thu mẫu: Mẫu được thu từ âm đạo và hậu môn của phụ nữ mang thai. Quá trình thu mẫu thường không gây đau hoặc không thoải mái nhiều.
- Mẫu thu được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
- Phân tích mẫu: Mẫu được phân tích để xác định sự có mặt của vi khuẩn GBS. Phương pháp phổ biến để phân tích mẫu là sử dụng kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường chuyên dụng.
- Đánh giá kết quả.
Hình ảnh mẫu xét nghiệm GBS dùng để phát hiện nhiễm vi khuẩn GBS trong máu
Đây là nhóm vi khuẩn không gây bất kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên sẽ gây ra nhiễm trùng nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Trong các trường hợp nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai, nhiễm khuẩn GBS không gây ra các triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể gây nhiễm trùng tiết niệu hoặc gây thai chết lưu, chết non. Do đó, nếu sức khỏe mẹ yếu, khi nhiễm GBS có thể khiến trẻ mắc bệnh, suy giảm sức khỏe hoặc tử vong. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm GBS ở phụ nữ có thai là điều cần thiết để sàng lọc bệnh.
GBS là một trong những tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và có thể lây lan cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và hạn chế được tỷ lệ lây nhiễm, xét nghiệm GBS nên được thực hiện.
*Triệu chứng và biến chứng gặp phải khi nhiễm GBS:
Một số triệu chứng có thể gặp phải khi mẹ bầu nhiễm GBS, do đó cần nhận biết để có những hướng phát hiện và điều trị thích hợp:
- Mẹ bầu có các dấu hiệu chuyển dạ sớm hơn dự định ban đầu.
- Vỡ ối sớm.
- Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bị sốt cao.
- Đã từng nhiễm GBS trước đó.
- Phát hiện được nhiễm GBS trong thời gian mang thai.
Hình ảnh mẹ bầu cần được xét nghiệm GBS
Một số biến chứng có thể gặp phải khi mẹ mắc phải GBS như:
- Trẻ em có thể gặp các biến chứng như hạn chế sự phát triển, điếc, hay khuyết tật, viêm màng não. Bên cạnh đó, khi bị nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu,viêm nội mạc tử cung hay sinh non.
- Người lớn có thể gặp nhiều tình trạng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kì đến khi chào đời mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát để phát hiện và điều trị kịp thời. Trong đó, xét nghiệm GBS cũng chiếm một phần không quan trọng trong việc tầm soát trước sinh./.
KHOA XÉT NGHIỆM
Tài liệu tham khảo:
https://www.rcog.org.uk/en/patients/patient-leaflets/group-b-streptococcus-gbs-infection-pregnancy-newborn-babies/
https://www.acog.org/womens-health/faqs/group-b-strep-and-pregnancy
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...