Chuyển dạ là quá trình mà bất kỳ người phụ nữ mang thai nào cũng phải trải qua để có thể chào đón đứa con yêu quý, bé bỏng của mình. Hiện tượng chuyển dạ là hoàn toàn sinh lý, nó giúp cho thai nhi và các phần phụ của thai được đưa ra khỏi cơ thể của người mẹ. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sẽ xảy ra ở thời điểm bất kỳ tùy thuộc vào mỗi người và nhiều yếu tố. Mặc dù mỗi thai phụ sẽ có những hiện tượng chuyển dạ khác nhau, tuy nhiên đa số sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu sau:
Đau bụng: cảm thấy đau mỗi khi bụng gò cứng: cơn gò cứng bụng mỗi lúc càng dày hơn và đau tăng.
Ra dịch nhầy hồng âm đạo, hay có khi ra máu.
Hình: nhớt hồng âm đạo
Ra nước loãng âm đạo: đột ngột thấy ra nước nhiều âm đạo, nước loãng thường trắng đục và có mùi tanh. Nếu ra dịch ít và không chắc là nước ối bà bầu có thể lót băng theo dõi sau 30-60p, nước ối vẫn tiếp tục chảy ra làm ướt miếng băng.
Cần phân biệt với những trường hợp gây nhầm lẫn chuyển dạ.
Cơn đau bụng dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện vùng phía trước bụng và vùng xương chậu, xuất hiện đột ngột rồi biến mất, không liên tiếp, không tăng lên và cũng không mạnh lên theo thời gian, có thể giảm khi thay đổi tư thế xuất hiện trong bệnh lý đường tiêu hoá hoặc cơn gò sinh lý.
Ra ít dịch âm đạo ướt quần lót có thể không phải dịch ối mà do huyết trắng nhiều hoặc són tiểu.
Âm đạo ra huyết nâu, hoặc ít huyết sậm cũng có thể xuất hiện sau khám âm đạo.
Nếu không hiểu rõ tính chất của mỗi dấu hiệu trên thì bà bầu dễ nhầm lẫn với hiện tượng chuyển dạ giả dẫn đến lo lắng hoặc đến viện nhiều lần khi không thực sự cần thiết. Vì vậy, các thai phụ cần chú ý nhận biết chính xác các biểu hiện của chuyển dạ thật sự và đến viện kịp thời để được theo dõi diễn tiến chuyển dạ cũng như nhận được sự trợ giúp của bác sĩ.
NGUYỄN TẤN ĐẠT
Nguồn tham khảo: https://tamanhhospital.vn/dau-hieu-sap-sinh-chuyen-da/
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...