Ngày 24-4-2024, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đây là hoạt động diễn tập thường niên nhằm nâng cao kỹ năng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc bệnh viện tham gia thực hành chữa cháy
Tại buổi diễn tập có mặt đầy đủ Đội PCCC của bệnh viện và sự có mặt của Ông Phạm Văn Lực, Giám đốc bệnh viện, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản, đại diện lãnh đạo các khoa, phòng cùng tham dự, Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó giám đốc Bệnh viện cho biết: Chương trình diễn tập này nhằm nâng cao nhận thức cho các cán bộ nhân viên của bệnh viện đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH). Việc tổ chức diễn tập phương án PCCC & CHCN nhằm giúp cho lực lượng PCCC tại chỗ nắm vững qui trình, đặc điểm có liên quan đến công tác PCCC, chủ động trong công tác phòng ngừa đồng thời nắm vững những tình huống cháy, nổ có thể xảy ra từ đó chủ động đề ra các phương án, nhiệm vụ để tổ chức cứu chữa cho từng tình huống cụ thể.
Ảnh nhân viên Đội PCCC bệnh viện chữa cháy tình huống giả định
Tình huống giả định đám cháy trong khuôn viên Bệnh viên Phụ sản được đặt ra: “Vào hồi 15h30, ngày 24-4-2024, tại vị trí phía sau Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, cạnh tầng trệt tòa nhà Khu B, xảy ra đám cháy, diện tích đám cháy khoảng 03 m2 sau đó cháy lan ra khu vực xung quanh.
Khi xảy ra cháy, nhiệt độ tăng nhanh, bức xạ lớn, tỏa ra nhiều khói làm cản trở việc đi lại của nhân viên y tế tại các khu vực này. Đám cháy phát triển theo hình thức là truyền nhiệt, sau khoảng 5 phút ngọn lửa sẽ lan rộng nếu không cứu chữa kịp thời sẽ gây cháy lan sang các khu vực điều trị bệnh nhân.
Đám cháy diễn ra làm ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đặc biệt khu vực cấp cứu là nơi tập trung nhiều sản phụ sắp sinh, thường xuyên phải sử dụng máy móc để hỗ trợ, cũng như người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế, ảnh hưởng nhiều tới quá trình chữa cháy cũng như thoát nạn…”
Thông qua thực tế cứu chữa “đám cháy giả định” này, đã giúp các thành viên của đội PCCC bệnh viện nói riêng và cán bộ y tế bệnh viện làm quen với công tác chỉ huy, quy trình, thao tác, sử dụng các phương tiện chữa cháy đã được trang bị để tổ chức cứu chữa một đám cháy nhằm ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
Tình huống giả định của đám cháy
Ông Trần Hoàng Hiệp, Đội trưởng Đội PCCC của bệnh viện chia sẻ: “Thông qua hoạt động thực tập phương án chữa cháy, chúng tôi có thể rà soát, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của lực lượng chữa cháy của bệnh viện, những thiếu sót tồn tại trong khâu tổ chức… Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm để bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy phù hợp, đồng thời chủ động lập kế hoạch trong việc đề nghị mua sắm, bổ sung, sửa chữa trang thiết bị chữa cháy và hoạt động PCCC tại bệnh viện sát với thực tế./.
Lê Phú Quốc
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...