Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Hầu hết các loại chất thải được tạo ra có thể được phân loại ngay tại nhà. Phân loại rác thải tại nguồn có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay.
Tuy vậy, việc phân loại rác thải hiện nay chưa được các cá nhân quan tâm đúng mức. Tâm lý người lao động cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…
Việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Ví dụ các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, đồ nhựa, kim loại…có thể tái sử dụng và tái chế. Đặc biệt với lượng rác hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 – 70%) như lá rau, vỏ củ, quả, lá cây,… đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường
-
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng :
Gồm nhóm giấy, nhóm kim loại, nhóm nhựa, nhóm nilon được cho vào các thùng rác đạp chân có nắp đậy túi màu trắng.
b) Phân loại chất thải thực phẩm:
Chất thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa; lá cây; rau củ; quả; đậu; thịt; trứng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động thực vật; các loại bã cà phê, trà, bã mía và các loại thực phẩm thải bỏ có nguồn gốc từ thực vật: được cho vào các thùng rác đạp chân có nắp đậy lót túi chứa màu xanh, được bố trí tại các vị trí thích hợp để thuận lợi cho việc để chất thải thực phẩm vào.
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác gồm các nhóm chất thải còn lại
Chất thải không nguy hại thải bỏ như: quần áo, phụ kiện cũ, đồ gỗ, cao su, thủy tinh, gốm, sứ, gạch cho vào túi màu xanh. Riêng thủy tinh để vào túi chứa màu xanh riêng vận chuyển về khu vực lưu chứa chất thải.
Chất thải nguy hại thải bỏ như: chai lọ đựng dầu nhớt, hóa chất, ac quy, vỏ bình ac quy, bình xịt côn trùng, vỏ bình gas mini, bóng đèn huỳnh quang, sơn, mực, chất kết dính, dầu mở từ ô tô xe máy, máy các loại chứa vào túi màu đen. Riêng hóa chất xét nghiệm, hóa chất khử khuẩn dụng cụ mức độ cao cho trở lại bình chứa ban đầu, đánh dấu đã sử dụng và cho vào túi ni lon màu đen, vận chuyển về kho chất thải nguy hại.
-
Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh
Chất thải rắn cồng kềnh là những vật dụng có kích thước lớn hoặc tập hợp vật dụng có kích thước lớn hơn kích thước bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt theo qui định như tủ, bàn, ghế, giường, nệm cũ hỏng, tủ sắt, khung cửa, cánh cửa, tranh, gốc cây, thân cây và nhánh cây, ti vi, máy điều hòa, máy rửa bát, quạt điện, quạt sưởi, máy giặt, máy vi tính. Được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý và xử lý.
Chất thải rắn cồng kềnh sau khi được phân loại thì quản lý như chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị thu gom vận chuyển, xử lý chất thải có thể thực hiện phân rã chất thải rắn cồng kềnh và căn cứ vào tính chất từng loại chất thải sau khi phân rã để vận chuyển, xử lý riêng từng loại, trường hợp phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo qui định về quản lý chất thải nguy hại.
-
Giải pháp thực hiện
Nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh công nghiệp hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh, khách đến thăm phân loại chất thải đúng và chỉ dẫn khu vực để chất thải thực phẩm.
Có thể nói, việc phân loại và xử lý rác thải tại nguồn vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường.
Hãy hành động vì một tương lai trong lành hơn và tất cả là vì một tương lai không còn ô nhiễm.
(Tham khảo theo Kế hoạch 1485/KH-BVPS ngày 22/11/2024 Kế hoạch phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt)
KHOA KSNK – BVPSTG
Tin cùng chủ đề
Cứu sống sản phụ 37 tuổi bị vỡ tử cung
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang cho biết vừa phẫu thuật thành công, cứu sống...
Yêu cầu báo giá Bông băng gòn gạc, hóa chất sát khuẩn, vật tư y tế tiêu hao và vật tư y tế thông dụng khác
Xem chi tiết tại đây: 451.yeucaubaogiabongbanggongac,hoachatsatkhuan,vattuytetieuhaovavattuytethongdungkhacdenghidauthaunam2025-2027_signed Mở File PDF...
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang: Công bố quyết định bổ nhiệm viên chức quản lý
Sáng ngày 31/3/2025, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức công bố, trao quyết định...
Thông báo Kết quả kiểm tra, đánh giá hợp đồng lao động năm 2025
Xem chi tiết tại đây: 7.thongbaoketquakiemtradanhgiahdld_signed Mở File PDF...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Thực hiện xét nghiệm sàng lọc và điều trị dự phòng cấp 1 bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ
Tiền sản giật là biến chứng nặng nề trong thai kỳ cho cả sản phụ...
SÀNG LỌC NIPT LÀ GÌ? TẠI SAO MẸ BẦU NÊN LÀM XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC NIPT
Hiện nay, việc tầm soát bệnh rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt...