Rạn da là gì?
Vết rạn da thực chất cũng là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da. Khi những vết rách này lành lại tạo thành các vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn mỏng hơn so với vùng da khác.
Rạn da là một trong những hiện tượng phổ biến đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong các tháng cuối thai kỳ. Vị trí thường gặp: bụng, đùi, mông,…
Một số yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của các vết rạn da
Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị rạn da. Tuổi càng lớn hoặc tuổi quá trẻ cũng dễ bị rạn da.
- Tăng cân nhanh hoặc giảm cân nhanh.
- Sử dụng thuốc corticosteroid.
- Mang thai già tháng hoặc đa thai.
- Uống ít nước, sử dụng nhiều rượu bia.
Phòng ngừa rạn da
Rạn da có thể xuất hiện từ đầu thai kỳ, tần suất nhiều là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Nên phòng ngừa xuất hiện rạn da là quan trọng, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp sau để giúp da khỏe hơn, ít xuất hiện rạn da hơn.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Tùy vào cân nặng từ trước để kiểm soát việc tăng cân trong thai kỳ. Nếu người mẹ có cân nặng bình thường BMI từ 19 – 24,9 thì mức tăng cân lý tưởng là 10-12 kg.
- 3 tháng đầu : tăng 1 kg
- 3 tháng giữa : tăng 4-5 kg
- 3 tháng cuối : tăng 5-6 kg
- Dưỡng ẩm da thường xuyên (dầu dừa, dầu olive, chiết xuất rau má…) Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chống rạn da.
- Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Uống Vitamin A,C,E giúp tăng cường sức khỏe làn da. Kẽm và Omega -3 có lợi cho việc tái tạo da.
- Tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường độ đàn hồi của da và kiểm soát cân nặng
- Massage vùng da dễ bị rạn.
- Tránh tắm nước nóng quá vì có thể làm khô và giảm đàn hồi của da
Thời điểm quan trọng
Bắt đầu chăm sóc da khi biết mình mang thai. Việc phòng ngừa từ sớm sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ bị rạn da.
Lưu ý quan trọng: Rạn da có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền vì vậy dù bạn đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng đôi khi vẫn không thể tránh hoàn toàn. Hãy giữ tinh thần thoải mái vì rạn da không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay em bé. Sau khi sinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da để làm mờ vết rạn
Phòng ngừa rạn da là một quá trình cần kiên nhẫn và sự chăm sóc đều đặn. Với sự quan tâm đúng mức, bạn không chỉ bảo vệ làn da mà còn tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo:
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-thai-ky/
Phòng KHTH
Tin cùng chủ đề
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang: Sôi nổi phần thi thực hành Hội thi Tay nghề Hộ sinh viên giỏi năm 2025
Trong hai ngày 15 và 16 tháng 5 năm 2025, Bệnh viện Phụ sản Tiền...
THÔNG BÁO Biểu giá và mức tiền tạm ứng các Gói dịch vụ
Xem chi tiết tai đây: 737.tbgiagoidichvu13.5.2025_signed Mở File PDF...
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức đầy tháng cho bé bị bỏ rơi
Sáng 13/5, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức mừng bé tròn một tháng...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO VỆ SINH TAY NĂM 2025
Hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay thế giới 05/5/2025, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang...
TÔN VINH NHỮNG NGƯỜI GIEO MẦM SỰ SỐNG: HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ HỘ SINH VÀ QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG
Trong không khí hân hoan của những ngày đầu hè, Bệnh viện Phụ sản Tiền...
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang sôi nổi khai mạc Hội thi Tay nghề Hộ sinh viên giỏi năm 2025
Chiều ngày 8/5/2025, không khí tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang trở nên sôi...