Ngày 11/10/2024 Sở Tài chính tổ chức tập huấn triển khai thực hiện Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/10/2024 và sẽ giải quyết các vướng mắc của ngành y tế thời gian qua trong việc sử dụng, khai thác tài sản công, cụ thể:
-
Tại cơ quan quản lý nhà nước về y tế:
Cho phép khai thác tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ như nhà ăn, căn tin, bãi đỗ xe, vị trí lắp đặt máy ATM, máy bán hàng tự động, công trình viễn thông… (điểm d khoản 1 Điều 10b). Cơ quan được tự quản lý, sử dụng tài sản công để cung cấp các dịch vụ; cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác tài sản công, cung cấp các dịch vụ trên.
-
Tại đơn vị sự nghiệp y tế công lập:
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định: mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô); thuê tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị.
Đơn vị được tự quản lý, sử dụng tài sản công để cung cấp các dịch vụ; cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác tài sản công; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại cơ sở hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ như cung cấp dịch vụ ăn uống, cửa hàng tiện ích, trông giữ xe, giới thiệu, kinh doanh sản phẩm y tế, dịch vụ giặt là, khử khuẩn, lưu trú cho người nhà bệnh nhân, xử lý rác thải y tế, nhà đại thể, vận chuyển bệnh nhân; vị trí lắp đặt máy ATM, máy bán hàng tự động, công trình viễn thông…
Đặc biệt, theo quy định tại Điều 10b, khoản 2 Điều 41a và Điều 41c Nghị định 114/2024/NĐ-CP quy định rõ các hoạt động phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ (như: khám, chữa bệnh theo yêu cầu) và các hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị (như: cung cấp dịch vụ ăn uống, cửa hàng tiện ích, trông giữ xe; giới thiệu, trưng bày, kinh doanh sản phẩm y tế; cung cấp dịch vụ giặt là, khử khuẩn, vệ sinh; dịch vụ lưu trú cho người nhà bệnh nhân; dịch vụ xử lý rác thải y tế, nhà đại thể, vận chuyển bệnh nhân; vị trí lắp đặt máy ATM, máy bán hàng tự động, công trình viễn thông, màn hình led, pano phục vụ thông tin) thì đơn vị chỉ cần lập hồ sơ đề nghị khai thác tài sản, không phải lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
-
Quy định chuyển tiếp:
Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đang khai thác tài sản theo Đề án đã được phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện theo Đề án đó.
Các đơn vị đang khai thác tài sản nhưng chưa được phê duyệt Đề án thì có thời hạn 01 năm, kể từ ngày 30/10/2024, phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Nghị định 114/2024/NĐ-CP góp phần hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Y tế, hướng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Phòng TCKT
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...