BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG CÁC XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT KHI MANG THAI

Xét nghiệm máu là một phần không thể thiếu khi khám thai, giúp cho bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe và đặc tính nhóm máu của thai phụ. Những xét nghiệm cần làm khi mang thai sẽ giúp bà bầu theo dõi được sự phát triển của thai nhi và có những can thiệp cần thiết nếu những biến chứng bất lợi xảy ra

Các bác sĩ tư vấn các xét nghiệm cần thiết cho thai phụ tại BVPSTG

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

  1. Vậy xét nghiệm máu khi mang thai gồm những gì và mục tiêu xét nghiệm?

  1. Ý nghĩa của các xét nghiệm

 Tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu giúp đếm số lượng các loại tế bào khác nhau cầu thành nên máu:

– Số lượng hồng cầu: cho biết bệnh nhân có bị thiếu máu hay không

– Số lượng bạch cầu: tương ứng với khả năng chống lại bệnh tật trong cơ thể

– Số lượng tiểu cầu: liên quan đến vấn đề đông máu

– Đánh giá nguy cơ bệnh thiếu máu di truyền Thalassemie

Xét nghiệm máu giúp xác định nhóm máu của người mẹ để truyền máu trong những lúc khẩn cấp.

Nhóm máu , Yếu tố Rh

– Thai phụ cần phải được kiểm tra nhóm máu, phòng trường hợp cần truyền máu khi sinh nở. Nhóm máu O là phổ biến nhất: nhóm máu A, B và AB ít phổ biến hơn.

– Yếu tố Rh, hầu hết mọi người đều có yếu tố (Rh+). Những người không có yếu tố Rh thì sẽ có kết quả Rh âm tính (Rh). Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng bạn dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm mẫu nước tiểu để phát hiện sự có mặt của tế bào hồng cầu (để xem bệnh nhân có mắc bệnh đường tiết niệu và gây xuất huyết không), tế bào bạch cầu (để xem bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không) và glucose (dấu hiệu của bệnh đái tháo đường).

Mẹ bầu có thể làm xét nghiệm nước tiểu trong quá trình khám thai đnh k

Xét nghiệm Rubella

Rubella có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu trước đó người mẹ bị nhiễm bệnh trong thai kỳ.

Nếu bà mẹ nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra dị tật cho thai nhi như ảnh hưởng đến thính giác, thị giác, tim… vì vậy nếu phát hiện thai phụ nhiễm virus Rubella thì sẽ được tư vấn bỏ thai vì trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng Rubella bẩm sinh

Xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C

– Phụ nữ bị nhiễm viêm gan B và viêm gan C khi mang thai có khả năng truyền virus cho thai nhi. Tất cả phụ nữ mang thai đều cần được xét nghiệm nhiễm virus viêm gan B. Còn đối với xét nghiệm virus viêm gan C, nên thực hiện nếu người mẹ có các yếu tố nguy cơ nhất định.

Giang mai

– Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi khoảng tháng thứ 5 của thai kì khi nhau đã phát triển đủ cho sự di chuyển xoắn khuẩn vào thai. Bệnh có thể làm ngưng sự phát triển của thai nhi, làm sinh non và thai chết sau khi sinh, khi sinh trẻ em bình thường sẽ có phát triển giang mai bẩm sinh trễ. Giang mai bẩm sinh trễ có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

HIV (Human Immunodeficiency Vius)

– Phụ nữ nên làm xét nghiệm tìm kháng thể HIV trước khi quyết định có thai. Nếu xét nghiệm dương tính thì không nên có thai.

– Trường hợp mẹ bị nhiễm HIV sau khi sinh con không nên cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Các xét nghiệm tầm soát dị tật

Xét nghiệm Double test, Triple test, NIPT

– Các xét nghiệm nhằm sàng lọc, tầm soát dị tật bẩm sinh của thai nhi được sử dụng phổ biến nhất Double test, Triple test, NIPT. Trong đó, xét nghiệm không xâm lấn NIPT là phương pháp có độ chính xác cao nhất.

Nếu kết quả có những dấu hiệu bất thường các bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành những xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm dịch ối để kiểm tra. Ngược lại nếu tất cả là bình thường mẹ bầu có thể yên tâm tiếp tục theo dõi và làm các đợt xét nghiệm trong giai đoạn tới./.

KHOA KHÁM VÀ DINH DƯỠNG

  * Tài liệu tham khảo:

– Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2019 – Bệnh viện Từ Dũ

– Phác đồ điều trị năm 2023 – Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang

– Giáo trình Sản phụ khoa dành cho đào tạo sau đại học Tập 1- Trường Đại học y dược Huế

– Giáo dục sức khỏe năm 2020 – Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang

Để lại một bình luận

Gọi Ngay
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon