Trong thời gian qua, các khoa, phòng trong bệnh viện đã thực hiện nghiêm quy định về công tác bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ (PCCN), góp phần phòng, chống, ngăn chặn nhiều nguy cơ mất an toàn về cháy nổ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn phải tiếp tục tuyên truyền phòng chống cháy nổ cho viên chức, người lao động- người bệnh, người nuôi bệnh và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị.
Để bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, ngoài việc thông thạo nội qui PCCN, Tổ Công tác xã hội thuộc phòng Điều dưỡng bệnh viện đề nghị các khoa, phòng lưu ý thêm một số yêu cầu trong công tác phòng ngừa sự cố cháy nổ như sau:
- Lãnh đạo khoa, phòng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, quán triệt đến từng viên chức, người lao động, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong khoa phòng mình nhận thức rõ công tác phòng cháy là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi khoa, phòng, mọi tổ chức và cá nhân, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm trong chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng chống cháy nổ, sẵn sàng xử lý mọi tình huống xảy ra.
Tổ CTXH kết hợp vừa tư vấn chuyên môn vừa tuyên truyền PCCN cho Bệnh nhân, sản phụ và người nhà nuôi bệnh
- Lãnh đạo khoa, phòng tăng cường công tác kiểm tra và kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn, kịp thời báo cáo lãnh đạo bệnh viện để có giải pháp khắc phục .
- Kíp trực tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc tình hình đơn vị; trực đúng vị trí, kịp thời báo cáo trực lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo xử trí các tình huống cháy nổ, có nguy cơ cháy nổ tại khoa, phòng mình.
- Khoa, phòng thường xuyên kết hợp nhân viên tổ hậu cần kiểm tra dấu hiệu hư hỏng các thiết bị bảo vệ điện như cầu dao, cầu chì, phích cấm điện của máy móc, thiết bị y tế …; dây dẫn điện bị mục, đổi màu, bong tróc, nứt nẻ; các ổ cắm, mối nối, các điểm tiếp xúc của công tắc bị Oxy hóa (gỉ sét) phải khẩn trương báo ngay cho người quản lý điện khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế để đảm bảo an toàn PCCN.
- Tổ chức kiểm định các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt theo đúng quy định; thực hiện nghiêm quy trình vận hành trang thiết bị y tế. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phối hợp với các bộ phận trực điện, nước bảo đảm an toàn về nguồn điện cung cấp cho thiết bị; kiểm tra an toàn kho, đường dẫn khí y tế trung tâm.
- Trong khu vực khám chữa bệnh, khu kỹ thuật nghiệp vụ có các hệ thống trang thiết bị làm lạnh, hệ thống khi Oxy âm tường từ tầng hầm khu A đến các tầng có giường bệnh, các vật chất, thiết bị phát tia bức xạ (tia X) …, trong quá trình vận hành, sử dụng phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn.
Kho Oxy bệnh viện tại tầng hầm khu A để dẫn truyền Oxy âm tường đến khoa sử dụng
- Nhà xe phải bố trí, sắp xếp gọn gàng theo vạch kẻ sẳn và đảm bảo lối ra, lối vào khoảng cách an toàn PCCN theo qui định.
- Không được tự ý cắt rời, đấu nối thêm các thiết bị tiêu thụ điện; Tuyệt đối không được sử dụng ngọn lửa trần như: đun nấu ăn bằng bếp ga mi ni,… tại khoa, phòng, thắp hương, đốt vàng mã, trầm hương, hút thuốc trong khu vực làm việc và tại buồng bệnh nhất là gần các nơi có hệ thông ô xy; không bố trí sắp xếp hàng hóa cồng kềnh và chướng ngại vật trên lối lối đi, lối thoát nạn, không xếp hàng hóa dễ cháy ở chân cầu thang hoặc buồng gần cầu thang thoát nạn.
- Trường hợp bảo dưỡng, sửa chữa (tổ hậu cần bệnh viện) có sử dụng hàn, xì phải có biện pháp che chắn vẩy hàn đảm bảo an toàn PCCN.
- Khi có cháy thực hiện đúng theo bảng “Tiêu lệnh chữa cháy” :
Bảng Tiêu lệnh chữa cháy được niêm yết tại nơi để các công cụ PCCN
Khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động, nhấn chuông báo cháy…Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản. Đồng thời gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCN theo số 114, đến tham gia chữa cháy kịp thời.
Qua nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức, ý thức và trách nhiệm trong công tác PCCN cho mỗi viên chức, người lao động- sản phụ, bệnh nhân và ngưởi nhà bệnh nhân tại bệnh viện hiểu được tầm quan trọng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm PCCN của mình tại môi trường làm việc có nhiều người đang điều trị. Biết cách xử lý và thoát nạn an toàn. Từ đó cũng cố, rà soát và hoàn thiện các phương án PCCN tại cơ sở, sẵn sàng giải quyết kịp thời khi có cháy, nổ xảy ra./.
Lê Phú Quốc
Tin cùng chủ đề
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Tầm soát ung thư vú Mục tiêu tầm soát ung thư vú là tìm ra...
ĐẢNG BỘ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Hội nghị Đối thoại với cấp ủy, người đứng đầu theo Luật Thanh niên 2020
Ngày 24/10/2024 BCH Chi đoàn cơ sở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỤNG CỤ Y TẾ TẬP TRUNG
Quản lý dụng cụ tập trung là mọi dụng cụ y tế sử dụng lại...
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TIỀN GIANG: Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang đã tổ chức lớp tập huấn Cập nhật kiến...
Thuốc đặt là gì? Cách sử dụng thuốc đặt
1. Khái niệm: Thuốc đặt (suppository), còn gọi là thuốc đạn, thuốc trứng hoặc thuốc...
Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi vừa chào đời, nó chỉ bé...