Căn cứ Quyết định số 650/QĐ-BVPS ngày 07 tháng 11 năm 2023 của Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu thuốc generic. Để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý cho người bệnh, Khoa Dược xin thông báo thông tin về thuốc Gonsa saflic 357mg như sau:
Stt | Tên thuốc | Thành phần | Đơn vị tính | Quy cách |
1 |
Gonsa salfic
|
– Phức hợp sắt (III) hydroxyd polymaltose 357 mg (Tương đương với 100 mg sắt (III)) – Acid folic 0.35 mg |
viên | Hộp 6 vỉ x 10 viên nang mềm |
- Chỉ định
– Điều trị thiếu sắt tiềm ẩn và thiếu máu có biểu hiện thiếu sắt.
– Dự phòng thiếu sắt và acid folic trước, trong và sau thai kỳ (trong thời kỳ cho con bú).
- Chống chỉ định
– Thừa sắt (như trong chứng nhiễm sắc tố sắt, nhiễm haemosidenn) hoặc rối loạn sử dụng sắt (như thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do mất sử dụng sắt, thalassemia) và thiếu máu không do thiếu sắt (như thiếu máu tan huyết).
– Đã biết không dung nạp với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Liều dùng, cách dùng
– Liều dùng: Liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt.
– Biểu hiện thiếu sắt: 1 viên x 2-3 lần/ngày trong 3-5 tháng cho đến khi trị số haemoglobin trở lại bình thường. Sau đó nên tiếp tục điều trị với 1 viên mỗi ngày trong vài tuần hoặc đối với phụ nữ có thai ít nhất cho đến cuối thai kỳ để bổ sung lượng sắt dự trữ.
– Thiếu sắt tiềm ẩn và dự phòng thiếu sắt và acid folic: 1 viên/ngày trong 1-2 tháng.
– Cách dùng: Nuốt nguyên viên với một ly nước trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
– Các nghiên cứu về sinh sản ở động vật không cho thấy bất cứ nguy cơ nào đối với bào thai.
– Các nghiên cứu được kiểm soát ở phụ nữ có thai sau ba tháng đầu không cho thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh. – Chưa có bằng chứng về sự nguy hại trong ba tháng đầu và không chắc có ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Việc dùng GONSA SAFLIC không chắc gây ra các tác dụng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
– Hiếm gặp: táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn dạ dày, khó tiêu, phát ban (mày đay, ngoại ban, ngứa)
– Phân sẫm màu.
Nguồn: tờ HDSD thuốc kèm sản phẩm
KHOA DƯỢC
Tin cùng chủ đề
CHĂM SÓC VÀ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ SAU SANH MỔ
I. Vai trò của dinh dưỡng với sự lành vết thương Chế độ dinh dưỡng...
Bẻ, nghiền, nhai thuốc: CÁCH SỬ DỤNG AN TOÀN
Không phải viên thuốc nào cũng có thể bẻ, nghiền hay nhai. Một số dạng...
Cứu sống sản phụ 37 tuổi bị vỡ tử cung
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang cho biết vừa phẫu thuật thành công, cứu sống...
Yêu cầu báo giá Bông băng gòn gạc, hóa chất sát khuẩn, vật tư y tế tiêu hao và vật tư y tế thông dụng khác
Xem chi tiết tại đây: 451.yeucaubaogiabongbanggongac,hoachatsatkhuan,vattuytetieuhaovavattuytethongdungkhacdenghidauthaunam2025-2027_signed Mở File PDF...
Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang: Công bố quyết định bổ nhiệm viên chức quản lý
Sáng ngày 31/3/2025, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang tổ chức công bố, trao quyết định...
Thông báo Kết quả kiểm tra, đánh giá hợp đồng lao động năm 2025
Xem chi tiết tại đây: 7.thongbaoketquakiemtradanhgiahdld_signed Mở File PDF...